Các game thủ có xu hướng thích trở thành nhân vật xấu trong Game hơn

Nếu mới đầu chỉ với con số 5% các game thủ lựa chọn nhân vật "xấu" trong game thì con số này đã tăng lên đến 50% vào lần chơi thứ hai. Tại sao các game thủ lại có xu hướng muốn trở thành người xấu hơn người tốt trong thế giới ảo này!

Hầu hết game thủ đều khó có thể chấp nhận đi theo con đường độc ác và xấu xa trong các game có sự lựa chọn về mặt đạo đức. Thay vào đó, người chơi thường chọn con đường "chính đạo" và thực hiện các hành động tốt cho nhân vật của mình. Các dữ liệu được Microsoft đưa ra trong hội thảo Game Developers Conference 2015 đã chứng tỏ điều này. Với những game mà "chính đạo" và "tà đạo" được phân chia rõ rệt, chỉ có 5% người chơi chọn con đường của kẻ xấu trong lần chơi đầu tiên. Con số này tăng vọt lên mức 50% khi họ chơi game lần thứ hai.



Những con số này được tổng hợp từ nhiều tựa game khác nhau, dựa trên thành tích trong game của người chơi. Trong Infamous, có tới 95% game thủ hoàn thành game với kết cục tốt, trong khi chỉ có 65% người chạm tới kết thúc xấu và hầu hết chỉ gặp ở lần chơi thứ hai.

Trong các khảo sát về game thủ, hầu hết người chơi đều đưa ra các lựa chọn giống cách họ sẽ hành động trong đời thực. Điều này đã mang tới câu hỏi rất quan trọng cho các nhà làm game: Nếu người chơi không bị hấp dẫn bởi con đường tà đạo, liệu lựa chọn này có tác dụng gì ngoài việc trở thành nội dung phụ dành cho những lần chơi lại của game thủ?

Một số người cho rằng việc trở nên xấu xa thường không có sức hấp dẫn, nó cần có những phần thưởng riêng biệt. Hoặc ít nhất hậu quả của những lựa chọn đó nên có vẻ mơ hồ, thay vì quá rõ ràng giữa trắng và đen. Người chơi sẽ dễ chọn phương án xấu xa hơn nếu họ ở tình huống cần gây ấn tượng với các nhân vật và phe phái trong game.


Game thủ sẵn sàng làm những điều khó tưởng tượng trong các tình huống tự do, nhưng với các phân đoạn liên quan tới cốt truyện, họ sẽ rất thận trọng trong hành động và quyết định của mình. Các ví dụ nổi tiếng sẽ là cảnh tra tấn trong Grand Theft Auto V hay màn chơi "No Russian" của Call of Duty: Modern Warfare 2. Rất nhiều người chơi đã cảm thấy khó chịu khi chơi các phân đoạn như vậy.



Từ đó, các nhà phát triển tại GDC 2015 đã rút ra bài học khi tạo ra những lựa chọn tà đạo trong game, hoặc muốn người chơi trải nghiệm con đường xấu xa ngay lần đầu chơi game. Theo đó, việc đưa ra lựa chọn xấu xa mà không có nội dung thích hợp là một quyết định sai ầm. Các hành động xấu cần có sự mạo hiểm và phần thưởng của riêng mình, từ đó kích thích trí tò mò của game thủ và lôi kéo họ vào con đường tà đạo.

Bạn hay chơi game và chọn hình tượng nhân vật nào?


Từ khóa:
nhân vật trong game, game thủ, nhân vật phản diện, nhân vật chính diện, game
LIKE and Share this article: :
Share on Google Plus
    Facebook Comment
    Blogger Comment

1 nhận xét :